Khi dùng keo silicone xong để một thời gian sau lấy ra tính sử dụng tiếp thì mới phát hiện ra đường ra bị khô, đông cứng lại. Nếu biết cách bảo quản chúng keo silicone hiệu quả ta sẽ có thể sử dụng được nhiều lần khác nữa, không bị lãng phí.


Cách 1: Mua cây ống hút cắt thành 1 khác nhỏ cỡ 1-2 cm (làm nắp đậy) cắt thêm một miếng hình tròn của phần ống hút bỏ vừa với đường kính của cái ống hút làm nắp đậy rồi lấy một ít hồ dán vào 1 phần đầu của cái phần ống hút làm nắp đậy là chúng ta có nắp đậy ngay.


Cách 2: Để trong tủ lạnh
Không gian tủ lạnh nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng và cách li với môi trường không khí tuyệt đối nên keo hoàn toàn được bảo quản. Để trong tủ lạnh cũng có chút bất tiện nếu bạn không bịt kín mùi keo sẽ ám trong tủ lạnh.

Cách 3: Mục đích là lấy cục keo khô đó ra thì mình phải chuẩn bị trước 1 cái để lôi nó ra. Lấy cọng kẽm quấn 1 cục nhỏ ở đầu, tháo vòi nối ra , rồi đút cục này vào chỗ cái lỗ, rút cái đuôi kẽm ra, rồi đem cất, cái phần keo khô sẽ bao lấy cục kẽm thành 1 khối. Bạn muốn xài thì lôi cái đuôi kẽm, nó sẽ lôi ra cả cục keo khô ra luôn , xài xong làm lại như cũ hihi.... tự nó bảo quản nó.

Bạn có thể tham khảo thêm cách bảo quản keo 502 của tôi, khi xài xong em cắm cây kim (cái bán kèm theo). Không dùng cái nắp vì nó ko kín. Thêm 1 chút keo dùng thừa trên thành vòi sẽ bịt kín mũi với cây kim, cất cho nó tư thế thẳng đứng.Bỏ cây kim ra là có thể dùng tiếp. Nếu chưa thông thì lấy kim chọc nó 1 nhát, rồi xài, sau đó cắm kim lại như cũ, 1 lọ keo 502 chúng ta có thể xài đến mấy tháng.

Cách 4: Sử dụng keo xong tháo vòi nối ra nhé. Kiếm miếng nilon chập vài lớp lên rồi lấy chun buộc thật chặt cái đầu nó vào. Khi không khí không vào nữa nó sẽ không bị khô đâu. Có thể nó cũng chỉ se se 1 chút trên đầu thôi. Còn nếu vẫn để cái vòi nối thì không khí vẫn lọt vào nên khô.

Bốn cách trên có thể áp dụng cho keo dán tôn, keo dán nhựa, keo dán gỗ, keo dán sắt và nhiều loại keo nữa. Miễn sao bạn đảm bảo nguyên tắc không để keo tiếp xúc với không khí quá lâu