Cách nhận biết

Sau đây xin giới thiệu tới các bạn cách nhận biết hiện tượng thấm dột cũng như cách chống dột mái tôn hiệu quả.

Tường bên ngoài xuất hiện vết rạn chân chim hoặc mạng nhện, càng lộ rõ hơn sau những cơn mưa. Những vết rạn này không gây hậu quả nghiêm trọng như các vết nứt tường.

Thấm nước từ trên mái ở các vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, các góc giáp lai tường; nước và hơi ẩm sẽ thấm xuống bên dưới qua các vết rạn nứt chân chim, mao mạch rỗng của tường.

Thấm nước từ sàn nhà vệ sinh tầng trên: cũng bắt nguồn chủ yếu từ vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, chân tường rạn nứt mà nước sẽ thấm xuống trần của tầng dưới.

Nguyên nhân

Do công đoạn thiết kế có sai sót, đặc biệt là ở sàn mái và sàn phòng vệ sinh, đây là hai khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.

Do thi công đốt tiến độ, không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc không đảm bảo nguyên tắc chống thấm. Dùng các vật liệu chống thấm không đúng cách hoặc chọn không đúng loại vật liệu.

Bề mặt tường bên ngoài của ngôi nhà bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ thời tiết.

Khoảng cách giữa căn hai nhà phố rất hẹp nên mặt ngoài của bức tường giáp với nhà lân cận thường không được tô trét, nước ngấm vào kẽ hở này sẽ gây rộp tường, bong tróc sơn.

Khắc phục

Dùng các tấm tôn cũ che chắn, khắc phục tình trạng dột, nên mua loại keo dán tôn chất lượng để thi công.

Sử dụng các loại keo chống dột mái tôn để bịt kín các khe hở do đinh mũ, góc sối bị hở làm chảy nước xuống.


Chống thấm tường bằng các loại sơn và chất phụ gia chống thấm, được bày bán rộng rãi trên thị trường. Giá của các chất phụ gia, giá keo chống dột mái tôn cũng không quá đắt, chỉ dao động từ khoảng 30 - 45 nghìn đồng/ hộp.