Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 29
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Các huyền thoại của bóng đá Brazil

    Những bài viết về các huyền thoại bóng đá Brazil xin post vào đây

    Mở đầu là nhân vật số 1 của làng túc cầu thế giới : VUA BÓNG ĐÁ PELE


    Hồ sơ

    Pele, tên thật Edson Arantes do Nascimento

    Sinh ngày 23/10/1940 tại Tres Coracoes, Brazil

    Cao 1,74 m

    Các CLB: Santos (1956-1974), New York Cosmos (1975-1977)

    Với ĐT Brazil (1956-1971): chơi 92 trận, ghi 77 bàn

    * Thành tích:

    Tập thể:
    10 chức vô địch bang Sao Paolo (Campeonato Paulista các năm 1958, 1960, 1961, 1962, 1964, 1965, 1967, 1968, 1969 và 1973); 3 Cúp vô địch giải liên bang Rio-Sao Paolo (Torneio Rio-Sao Paulo các năm 1959, 1963 và 1964); 1 Cúp vô địch Torneio Roberto Gomes Pedrosa (còn gọi là Taca de Prata, năm 1968); 5 chức vô địch Brazil (1961, 1962, 1963, 1964 và 1965); 2 Cúp Libertadores (1962 và 1963); 2 Cúp Liên lục địa (1962 và 1963); 1 Siêu Cúp Nam Mỹ (1968); 1 chức vô địch Bắc Mỹ (NASL Champions, năm 1977); 3 Cúp Vô địch thế giới (1958, 1962, 1970); 2 Cúp Roca (1957, 1963); 1 Cúp O'Higgins (1959); 1 Cúp Atlantica (1960).

    Cá nhân:
    Cầu thủ xuất sắc nhất Nam Mỹ năm 1973; VĐV xuất sắc nhất thế kỷ 20 của Uỷ ban Olympic Quốc tế; Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20 của FIFA (chung với Diego Maradona); Giải thưởng thành tựu trọn đời (Laureus World Sports Awards) của Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela năm 2000; Giải thưởng thanh tựu trọn đời dành cho Nhân vật thể thao của hãng truyền thông BBC tặng năm 2005.

    Những vinh dự khác:

    Đại sứ sinh thái và môi trường Liên Hợp Quốc năm 1992; Đại sứ Thiện chí của UNESCO năm 1995; Tước hiệu Hiệp sĩ Anh quốc (KBE - tước hiệu cao quý thứ hai trong 5 hạng hiệp sĩ của Anh) năm 1997.

    Thông tin :

    Edson Arantes do Nascimento nổi tiếng hơn cả với biệt danh Pele. Đã từ lâu, ông được đa số người hâm mộ bóng đá toàn cầu coi là cầu thủ vĩ đại nhất thế giới với danh hiệu không chính thức "Vua bóng đá". Pele dường như được sinh ra là để chơi bóng. Ông chính là thiên sứ của bóng đá thế giới.


    <span style="">Sự nghiệp của cựu danh thủ Brazil này tràn ngập những vinh quang, những bàn thắng và điều quan trọng hơn cả là mỗi trận đấu của ông là một bữa tiệc bóng đá dành cho khán giả.</span>
    <span style="">
    </span>
    <span style="">Ở Brazil, Pele là một người hùng dân tộc. Ông được tôn vinh vì những thành tích và cống hiến cho môn thể thao này. Ông được chính phủ Brazil coi là tài sản quốc gia vì đã làm rạng danh đất nước. Pele cũng nổi tiếng với vai trò một nhà hoạt động xã hội khi lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các chính sách cần phải thực hiện để cải thiện điều kiện an sinh xã hội cho người nghèo. Khi ghi bàn thứ 1.000 trong sự nghiệp, ông đã nói rằng đó là món quà tặng cho trẻ em nghèo Brazil. </span>
    <span style="">Được phát hiện bởi ngôi sao bóng đá Waldemar de Brito, Pele bắt đầu chơi cho CLB bóng đá Santos khi 15 tuổi, được vào ĐTQG năm 16 tuổi và giành được Cúp VĐTG đầu tiên của mình ở tuổi 17. Bất chấp vô số đề nghị của các CLB châu Âu, ông đã ở lại với CLB của mình và chơi ở đó gần hai thập kỷ cho tới khi gần treo giầy mới sang Mỹ để thi đấu hai năm cuối với sứ mạng khai hóa bóng đá Bắc Mỹ.
    </span>
    <span style="">
    </span>
    <span style="">


    </span>
    <span style="">Pele chơi ở các vị trí tiền đạo lùi, trung phong và cuối sự nghiệp là tiền vệ kiến thiết bóng. Kỹ thuật siêu hạng và thể lực thiên phú của Pele đã được cả thế giới ca ngợi. Ông nổi tiếng với kỹ năng rê dắt bóng không thể ngăn chặn nổi, những đường chuyền khôn ngoan, tốc độ, khả năng sút bóng uy lực và đánh đầu giỏi hiếm có với một tiền đạo Nam Mỹ lại có chiều cao khiêm tốn. Nhưng ấn tượng chung mà ông để lại chính là khả năng săn bàn xuất sắc.

    </span>
    <span style="">Ông là cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất lịch sử ĐTQG Brazil và là cầu thủ duy nhất có mặt trong thành phần 3 đội bóng giành World Cup (riêng World Cup 1962, Pele cũng có tên trong danh sách đội hình Brazil nhưng không thi đấu vì chấn thương và không được nhận huy chương).</span>
    <span style="">
    </span>
    <span style="">Từ khi giã từ sự nghiệp thi đấu vào năm 1977, Pele trở thành đại sứ của bóng đá thế giới khi tham dự vào rất nhiều sự kiện bóng đá và không ngại đưa ra quan điểm về các vấn đề nổi cộm. Ngoài bóng đá, ông cũng tham gia vào các dự án kinh doanh và cũng đã có một thời gian đảm nhận cương vị Bộ trưởng Thể thao Brazil.</span>


    Pele chơi trận đầu tiên cho Santos và cũng là trận bắt đầu sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp năm 1956. Đó là trận giao hữu thắng Corinthians 7-1 và Pele đã ghi một bàn.
    Sang mùa bóng 1957, Pele đã có vị trí thi đấu chính thức trong đội 1 ở tuổi 16 và nhanh chóng trở thành cầu thủ ghi bàn hàng đầu ở giải vô địch Brazil. Chỉ 10 tháng sau khi ký hợp đồng chơi bóng chuyên nghiệp, cầu thủ trẻ này đã được gọi vào ĐTQG.



    Thời kỳ đỉnh cao vinh quang trong lịch sử CLB bóng đá Santos gắn liền với những đóng góp to lớn của Pele và các đồng đội như Coutinho và Pepe. Trong những năm hoàng kim đó, Pele đã cùng CLB này giành được 2 Cúp Liên lục địa, 2 Cúp Libertadores, 5 chức VĐ Brazil, 10 chức VĐ bang cùng vô số chiếc cúp khác. Nhưng danh tiếng thơm tho mà họ tạo ra cho CLB mới thực sự là một tài sản vô giá. Họ trình diễn những trận đấu đẹp mắt và Santos khi đó xứng đáng là đại diện tiêu biểu cho thứ bóng đá tấn công duy mỹ đúng phong cách Brazil mà vẫn vô cùng hiệu quả.

    Thứ quan trọng nhất mà Pele đóng góp cho Santos là những bàn thắng. Ông ghi được 1087 bàn thắng cho Santos trong 19 năm chơi cho CLB này. Bàn thắng thứ 1000 lịch sử của Pele cũng được ghi khi đang khoác áo Santos. Tuy nhiên, theo Pele, bàn thắng đẹp nhất của ông là ở SVĐ Rua Javari trong trận đấu thuộc giải VĐ bang Sao Paulo (Campeonato Paulista) gặp đối thủ Clube Atletico Juventus ngày 2/8/1959. Do không có băng ghi hình trận này, Pele đã đề nghị các chuyên gia tin học dựng lại bàn thắng đặc biệt này trên máy tính. Tháng 3/1961, Pele ghi một bàn thắng đẹp khác vào lưới Fluminense ở sân Maracana, bàn thắng đặc biệt đến mức người ta đã gắn một tấm biển có dòng chữ tôn vinh đó là bàn thắng đẹp nhất lịch sử sân Maracana.


    Sau mùa bóng 1972 (mùa bóng thứ 17 với Santos), Pele không còn là cầu thủ của Santos 100% dù vẫn tiếp tục khoác áo CLB này trong những giải đấu chính thức. Hai năm sau, Pele quyết định rút khỏi tình trạng “nửa hưu” để ký hợp đồng với New York Cosmos ở giải VĐ bóng đá Bắc Mỹ (NASL) vào mùa giải 1975. Thông qua bước chuyển đặc biệt này trong sự nghiệp, Pele được tin tưởng là người đủ sức giúp cải thiện nhận thức xã hội và sự quan tâm của công chúng bóng đá ở Mỹ. Tuy không thành công trong vai trò một “nhà truyền giáo”, Pele cũng đã kéo được một loạt các siêu sao bóng đá thế giới theo chân ông tới Mỹ thi đấu như Franz Beckenbauer, Gerd Müller, Johan Cruyff, Johan Neeskens, Eusebio, Carlos Alberto và George Best.
    Pele cùng Cosmos giành chức VĐ NASL năm 1977 trong mùa bóng thứ ba và là mùa bóng cuối cùng của ông ở CLB này.


    Ngày 1/10/1977, Pele kết thúc sự nghiệp huyền thoại của mình trong một trận đấu giao hữu giữa Cosmos và Santos tại New York. Trận đấu này được chơi trước đông đảo khán giả kéo tới chật SVĐ và được truyền hình ở Mỹ cũng như khắp thế giới. Pele chơi hiệp 1 trong màu áo Cosmos và hiệp 2 trong màu áo Santos. Pele ghi bàn cuối cùng của mình từ một quả đá phạt trực tiếp vào lưới Santos. Trận đấu kết thúc với tỷ số 2-1 nghiêng về Cosmos. Sau trận đấu, Pele chạy quanh sân với lá cờ Mỹ trong tay trái và cờ Brazil trong tay phải. Một cuộc chia tay không thể nào quên.

    Pele khoác áo ĐTQG Brazil lần đầu tiên là ở trận thua 1-2 trước Argentina ngày 7/7/1957. Cũng trong trận đấu đó, ông ghi bàn đầu tiên của mình cho ĐTQG, khi còn hơn 3 tháng nữa mới sinh nhật tròn 17 tuổi. Một năm sau, Pele đã được cả thế giới biết đến.


    Thuỵ Điển chính là nơi thiên tài Pele thực sự phát lộ. Ông tới Thuỵ Điển với một chấn thương và phải tới trận thứ ba của Brazil và cũng là trận cuối cùng vòng bảng gặp Liên Xô thì Pele mới chơi trận đầu tiên của mình ở một VCK World Cup. Brazil thắng 2-0, Pele chuyền bóng cho Vava ghi bàn thứ hai và thế là một ngôi sao mới đã ra đời.

    Pele chơi trận cuối cùng cho ĐTQG gặp Nam Tư ngày 18/7/1971 tại Rio de Janeiro. Trong những trận có Pele, thành tích của ĐTQG Brazil là 67 trận thắng, 14 trận hòa và 11 trận thua.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Với rất nhiều người Brazil, đội hình Brazil vĩ đại nhất ko vô địch WC chính là đội hình năm 1982 với sự dẫn dắt của :

    PELE TRẮNG ZICO


    Hồ sơ :


    Tên đầy đủ: Arthur Antunes Coimbra

    Sinh ngày 3/3/1953 tại Rio de Janeiro, Brazil

    Các CLB: Flamengo (1971-83), Udinese (1983-85), Flamengo (1985-89), Sumitomo Metals (1991-92), Kashima Antlers (1992-94)

    Chơi cho ĐTQG Brazil (1976-86) 72 trận/ghi 52 bàn


    Thành tích:


    1 Cúp Liên lục địa (1981);
    1 Cúp Libertadores (1981);
    4 lần VĐ Brazil (1980, 1982, 1983, 1987);
    7 lần Vô địch bang Rio (1972, 1974, 1978, 1979, 1980, 1981, 1986);
    1 lần VĐ Nhật Bản (1993);
    Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 1981 do các báo và tạp chí Guerin Esportivo (Italia), El Balon (TBN), El Mundo (Venezuela) và Placar (Brazil) bình chọn;
    Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 1983 do tạp chí World Soccer (Anh) bình chọn;
    3 lần Cầu thủ xuất sắc nhất Nam Mỹ (1977, 1981, 1982) do báo El Mundo (Venezuela) bình chọn;
    2 lần Cầu thủ xuất sắc nhất Brazil (1974 và 1982) do tạp chí Placar (Brazil) bình chọn;
    2 lần trở thành kỷ lục gia về số bàn thắng ghi trong một mùa giải với tư cách một cầu thủ Flamengo (49 bàn năm 1974, 56 bàn năm 1976);
    2 lần Vua phá lưới giải VĐ Brazil (1980 và 1982 đều với 21 bàn);
    5 lần Vua phá lưới giải VĐ bang Rio de Janeiro (1975, 1977, 1979, 1980, 1982);
    Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất Brazil năm 1982 (59 bàn);
    Vua phá lưới Cup Libertadores 1981 (11 bàn);
    Vua phá lưới giải VĐTG bóng đá bãi biển 1995 (12 bàn);
    Cầu thủ xuất sắc nhất giải VĐTG bóng đá bãi biển (1995);
    2 lần VĐTG bóng đá bãi biển (1995, 1996);
    2 lần VĐ Nam Mỹ bóng đá bãi biển (1995, 1996);
    Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử CLB Flamengo (508 bàn);

    Thông tin :

    Chẳng mấy ai nhớ đến cái tên thật Arthur Antunes Coimbra của ngôi sao đó. Đơn giản là vì ông nổi tiếng hơn với tên gọi ngắn gọn Zico và biệt danh "Pele trắng". Với Pele, Zico là cầu thủ xuất sắc nhất kể từ sau khi ông treo giày: "Qua nhiều năm, chỉ có một cầu thủ tiến sát tôi là Zico".

    Zico là con út của một gia đình trung lưu có tới 5 người con trai chơi bóng ở Quintino, ngoại ô Rio de Janeiro. Giống như nhiều cầu thủ Brazil khác, anh dành phần lớn ước mơ tuổi trẻ là chơi bóng đá chuyên nghiệp. Trong tuổi thơ của mình, quan hệ của Zico với quả bóng cũng rất xúc động như nhiều đứa trẻ mê bóng đá. Zico thường ngủ với quả bóng đặt cạnh gối, đối xử với nó rất âu yếm. Có khi đó cũng chẳng phải là một quả bóng đúng nghĩa mà được làm từ những chiếc tất lồng vào nhau. Nhưng có một điều chắc chắn là tâm trí của Zico luôn hướng về nó. Và như để đền đáp tình yêu đó, quả bóng không bao giờ phản lại anh. Nó luôn dính vào chân Zico và tuân theo mong muốn của anh trên đường bay tới khung thành.

    Năm 1967, khi 14 tuổi, Zico tới thử việc ở America, nơi các anh trai Antunes và Edu đang chơi bóng. Khi đó, Zico cũng đang được các đội khác như Inhare và Maraviha chèo kéo làm cầu thủ của họ để chơi ở các giải địa phương. Nhưng định mệnh đã đưa Zico tới với Flamengo. Germano Jose Grilo - nhà sáng lập của Juventude gọi cho người bạn là phóng viên đài phát thanh Celso Garcia tới ngay xem Zico chơi tại một giải bóng đá tổ chức ở CLB Quần vợt River.

    Những gì Zico thể hiện đã thuyết phục nhà báo này, người sau này đã trở thành bạn vong niên. Celso đề nghị bố của Zico nên đưa anh tới thử việc ở Flamengo thì tốt hơn. Là một CĐV của Flamengo, bố Zico hưởng ứng ngay. Người anh Antunes đã kịch liệt phản đối còn người anh khác Edu muốn Zico chơi cho America. Nhưng Zico đã nghe theo sự mách bảo của trái tim và muốn tới Gavea (một trong hai sân nhà của Flamengo cùng Maracana). Với tư cách một fan có ảnh hưởng lớn của Flamengo, Celso đã thu xếp để CLB này chịu thử tài và cuối cùng là quyết định thu nhận Zico.

    Năm 1971, Zico chơi cho đội 1 lần đầu tiên và đã ghi bàn trong trận hòa 1-1 với Bahia ở SVĐ Fonte Nova. Tuy nhiên, để có cơ hội dự Olympic năm sau đó, ông đã chấp nhận ở lại đội trẻ. Thế nhưng rồi Zico vẫn không được gọi vào đội tuyển dự Olympic 1972. Thất vọng sâu sắc, Zico thậm chí đã nghĩ tới chuyện chia tay bóng đá. Nhưng chính sự động viên và ủng hộ của gia đình đã giúp ông quyết định tiếp tục con đường đã chọn. Ngay cả khi chưa hết buồn chán, Zico vẫn kịp chinh phục ngôi VĐ bang Rio cho Flamengo năm đó, cả ở cấp độ đội trẻ và đội chuyên nghiệp.

    Năm 1974, Zico chơi mùa bóng đầu tiên với tư cách một cầu thủ chính thức thường xuyên và cuối cùng đã giành ngôi vô địch bang Rio. Anh thực sự trở thành số 10 mới của đội bóng Rubro-Negros (đỏ tươi-đen, màu áo truyền thống), cho cả thế giới thấy tài năng to lớn của anh, một tài năng thực sự ở đẳng cấp cao nhất. Trên sân cỏ, Zico ghi những bàn thắng theo đủ mọi cách mà chúng ta có thể tưởng tượng được. Ông còn là người chuyền những đường bóng quyết định, một nhà tổ chức và còn nổi tiếng về khả năng đọc trận đấu. Ngoài ra, đó là một siêu cầu thủ chơi tốt cả hai chân và chuyên gia đá phạt. Flamengo được hưởng tất cả những thứ đó khi Zico ở vào thời kỳ đỉnh cao phong độ.

    Chẳng có gì phải nghi ngờ rằng Maracana là thánh địa của Zico. Ở đó, ông đã ghi những bàn thắng tuyệt vời và cũng phá một số kỷ lục của SVĐ này. Cũng với chiếc áo số 10 một thời thuộc về Dida, Zico đã vượt qua thành tích của thần tượng. Ông ghi được tới 333 bàn cho Flamengo ở “Ngôi đền bóng đá” này, kỷ lục mà chưa cầu thủ nào phá được. Zico cũng ghi 6 bàn trong một trận đấu gặp Goytacaz tại giải VĐ bang Rio năm 1979 (thắng 7-1), bằng với thành tích của người từng một thời khơi lên khát vọng cầu thủ trong anh.

    Các fan Flamengo không phải mất nhiều thời gian để công nhận Zico là một ngôi sao nhưng sự sùng bái thần tượng đó đã thực sự trở thành bất tử khi thế hệ vàng của đội chinh phục cả Nam Mỹ và thế giới. Zico là thủ lĩnh đội bóng Flamengo huyền thoại những năm 1980 được tạo nên bởi những cầu thủ tuyệt vời như Raul, Junior, Rondinelli, Lico, Tita, Andrade, Adilio,... Họ đã giành hết danh hiệu này tới danh hiệu khác. Vinh quang bất tận khởi đầu với bàn thắng của Rondinelli tại trận CK giải VĐ bang 1978. Sau đó, đội bóng đã lần lượt chinh phục các danh hiệu VĐQG lần đầu tiên của họ (1980), Cúp Libertadores (1981), Cúp Liên lục địa (1981). Tiếp đó là hai chức VĐQG nữa (1982-83).

    Trong các năm 1980 và 1982, Zico là vua phá lưới giải VĐ Brazil (đều với 21 bàn). Thế nhưng, 1981 mới thực sự là năm tuyệt vời nhất với Zico xét về phương diện cá nhân. Anh giành được chiếc cúp Libertadores duy nhất trong lịch sử CLB và là vua phá lưới của giải. Tiếp đó là chiếc Cúp Liên lục địa duy nhất trong lịch sử CLB. Zico còn được bầu là Cầu thủ xuất sắc nhất Nam Mỹ và Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.

    Năm 1979, Zico bắt đầu nổi tiếng khắp thế giới khi tham gia trận đấu biểu diễn trong thành phần đội tuyển thế giới của FIFA. Ngay sau đó, một chuyến đi của Flamengo tới Italia đã khiến Zico được ban lãnh đạo Udinese Calcio. Nhưng cũng phải chờ tới năm 1983 và khá nhiều kỳ công, họ mới mang được Zico về với bản hợp đồng chuyển nhượng thời hạn 2 năm trị giá 4 triệu USD.

    Dù quyết định ra đi này khiến nhiều người hâm mộ quê nhà buồn lòng, Zico cũng được an ủi bởi đã chinh phục được những con tim Udine xa xôi khi giúp đội bóng của họ lọt vào tốp những đội bóng xuất sắc nhất ở đất nước hình chiếc ủng khi đó. Sự xuất hiện của ngôi sao Brazil lẫy lừng thế giới đã trở thành một sự kiện đặc biệt ở nơi đây. Zico đã mang hương vị tinh túy nhất của bóng đá Brazil tới đây, đã khuấy động bầu không khí bóng đá trong những người hâm mộ Udinese đã quen với việc thể hiện tình yêu bóng đá có phần kín đáo, một phần bởi thói quen "biết thân, biết phận" của các CĐV một CLB nhỏ.

    Tại Italia, Zico có cơ hội đụng đầu với những siêu sao khác như Michel Platini của Juventus và Diego Maradona của Napoli. Ở mùa giải VĐ Italia 1983-84, Zico ghi 19 bàn, chỉ ít hơn chân sút số một Platini đúng một bàn dù phải chơi ít hơn danh thủ Pháp này tới 6 trận. Nỗ lực nối tiếp nỗ lực. 56 bàn trong 79 trận của Zico là những đóng góp cụ thể nhất mà người Italia không thể quên. Nhưng xét cho cùng thì siêu sao Brazil này vẫn không thành công ở Udinese bởi không giành được một danh hiệu nào. CLB này quá yếu, quá nhỏ và mình ông không đủ để đưa họ tới bến vinh quang.

    Ngoài sân cỏ, tâm trí của Zico luôn hướng về cái nôi Flamengo. Vì thế, khi hết hạn hợp đồng với Udinese, ông đã trở về Brazil mùa Hè 1985 để chơi cho CLB cũ theo bản hợp đồng được tài trợ bởi một nhóm công ty. Các CĐV bồn chồn chờ đợi một sự trở lại vinh quang của "Pele trắng". Nhưng ngày 29/8 năm đó, Zico dính một chấn thương đầu gối nghiêm trọng sau một cú tắc bạo lực của hậu vệ Marcio Nunes của Bangu. Phải trải qua bốn ca phẫu thuật trong suốt cả năm sau đó, Zico mới cứu vãn được sự nghiệp thi đấu. Tình hình trở lại tốt đẹp khi Zico hồi phục chấn thương và dẫn dắt Flamengo tới danh hiệu VĐ Brazil lần thứ tư trong lịch sử và cũng là của ông cùng CLB này vào năm 1987. Tháng 12/1989, Zico giã từ sân cỏ. Ông chơi trận chính thức cuối cùng cho Flamengo trong một trận ở giải VĐQG Brazil gặp Fluminense. Với 731 trận và 508 bàn ghi cho Flamengo, Zico là cầu thủ có số trận chơi cho CLB này nhiều thứ hai trong lịch sử và là cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất lịch sử CLB.

    Zico có cơ hội chứng tỏ ở đấu trường lớn nhất thế giới khi cùng đội tuyển Brazil dự liên tiếp ba VCK World Cup 1978, 1982 và 1986. Thế nhưng đội bóng có Zico trong thành phần luôn được coi là mạnh nhất thế giới (thậm chí Brazil dự Espana 1982 còn được coi là một trong những đội hình mạnh nhất lịch sử giống như đội đã giành chức VĐTG 1970) lại không một lần vào nổi bán kết giải thế giới. Zico là một trong số những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá chưa từng giành World Cup. Một vinh dự chẳng vui gì.

    World Cup đầu tiên của Zico chìm lấp trong cảm giác bị hành hạ bởi chấn thương giãn cơ chưa lành và không hài lòng về đấu pháp thiên về phòng ngự của HLV Claudio Coutinho. Nhưng nhiều người hâm mộ đội bóng vàng-xanh tin rằng dù có cố gắng thế nào đi nữa, Brazil cũng sẽ chẳng thể vượt qua được Argentina trên đất của họ khi mà sức mạnh của đội chủ nhà còn được bồi đắp bởi sự hỗ trợ của các nhân tố ngoài chuyên môn.

    Mặc dù Zico từng có World Cup đầu tiên không ấn tượng ở Argentina năm 1978, những màn trình diễn trong màu áo CLB trước Espana 82 đã khiến người hâm mộ khắp thế giới mong chờ rất nhiều ở ông khi tới TBN. Zico vào World Cup này với tư cách một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và được ngưỡng mộ nhất. Tới TBN năm đó, Brazil trở lại với sở trường của họ là phong cách tấn công đẹp mắt quen thuộc vốn rất phù hợp với khả năng tăng tốc, những pha xử lý kỹ thuật và những cú sút bất ngờ của Zico. Họ vào giải với vị thế ứng viên sáng giá nhất cho ngôi VĐ bởi sở hữu nhiều cầu thủ hàng đầu thế giới như Zico, Falcao, Socrates,... Nhưng việc đội hình mạnh nhất kể từ năm 1970 lại thiếu một trung phong tương xứng - Careca chấn thương còn Serginho không xuất sắc như các đồng đội tuyến dưới - khiến họ phải trả giá rất lớn.

    Những người Argentina đã bị “trượt chân” trước đối thủ Italia nhiều tiểu xảo hơn và sau đó chính thức bị loại khỏi giải bởi Brazil trong một trận thua 1-3 đầy bạo lực mà chính thiên tài Maradona đã bị nhận thẻ đỏ vì nổi cáu đạp Batista. Thế nhưng rồi tới lượt Zico và các đồng đội, ứng viên sáng giá nhất của ngôi vô địch, cũng chung số phận như Argentina. Trong một trận đấu kinh điển của lịch sử World Cup, Brazil bị một đội Italia tỉnh táo và không ngại “chơi bẩn” đánh bại còn thủ lĩnh Zico bị Claudio Gentile phạm lỗi không thương tiếc trong sự nương tay của trọng tài. Tuy nhiên, cũng phải thấy đất nước của những kiệt tác kiến trúc và hội họa đã có được Paolo Rossi thăng hoa rất đúng lúc. Hat-trick của tiền đạo này đã che khuất những bàn thắng tuyệt vời của Socrates và Falcao khi mà tiền đạo Serginho lại vô duyên trong tận dụng những cơ hội bằng vàng.

    Bốn năm sau đó, Zico đã ở tuổi 33. Kế hoạch chinh phục World Cup của siêu sao này một lần nữa ra tro bởi chấn thương chưa lành ảnh hưởng tới phong độ. Việc Zico dự World Cup trên đất Mexico thực ra chỉ khẳng định sự dũng cảm và quyết tâm của cầu thủ này trong nỗ lực cuối cùng khi lực đã bất tòng tâm. Zico chơi 3 trận ở World Cup 1986 đều với tư cách cầu thủ dự bị.

    Ở trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp thi đấu quốc tế, ông đã bỏ lỡ quả penalty quyết định trong thời gian thi đấu chính thức ở trận tứ kết gặp Pháp của Platini. Định mệnh trớ trêu cho Brazil được hưởng quả penalty đó ngay sau khi HLV Tele Santana cho Zico vào sân. Một quả đá kỹ thuật nhưng bàn thắng thì không có. Trận đấu kết thúc với kết quả hòa dẫn tới việc phải phân định thắng thua ở loạt luân lưu 11m. Zico sau đó đã thực hiện thành công quả đá của mình nhưng các đồng đội Socrates, Julio Cesar lại đá hỏng và Brazil bị loại. Một kết thúc buồn cho một trong những cầu thủ nổi tiếng nhất Brazil trong lịch sử. Zico chia tay ĐTQG sau giải đấu ở cột mốc 72 trận và 52 bàn, thành tích ghi bàn xuất sắc thứ ba sau Pele và Romario.

    Sau khoảng một năm đảm nhận cương vị Bộ trưởng Thể thao Brazil, Zico rút lại quyết định treo giày. Tháng 5/1991, cầu thủ đã 38 tuổi này nhận lời mời sang Nhật Bản chơi cho Sumitomo Metal Industries với sứ mệnh độc nhất vô nhị: đóng góp ảnh hưởng của mình cho sự phát triển bóng đá ở Nhật Bản. Zico đã chơi cho Sumitomo đúng mùa bóng cuối cùng trước khi giải VĐQG Nhật Bản cũ bị giải thể và cải tiến thành giải VĐQG chuyên nghiệp của Nhật Bản (J-League). Tại J-League, Zico như trở về với những năm đầu sự nghiệp: những SVĐ trụi cỏ và bóng đá còn đậm chất nghiệp dư.

    Nhưng ông đã không mất nhiều thời gian để thể hiện tài năng của mình. Khi giải VĐQG mới được thành lập, Sumitomo được đổi tên thành Kashima Antlers với tương quan có phần lép vế so với các CLB giàu hơn và có đội hình mạnh hơn như Yokohama Marinos và Verdy Kawasaki. Thế nhưng đóng góp của Zico đã giúp Antlers vô địch lượt đi và cuối cùng là kết thúc ở vị trí á quân trong mùa giải đầu tiên đó. Kashima Antlers đã khẳng định được chỗ đứng ở giải đấu của các đội bóng ưu tú nhất Nhật Bản.

    Để ghi nhận đóng góp của Zico, ngoài một trận đấu chia tay do Antlers tổ chức, các CĐV Nhật Bản đã tổ chức một lễ hội carnaval tháng 10/1994 để tạm biệt thần tượng. Zico được dựng tượng. Đích thân Nhật Hoàng đã gắn huân chương công trạng cho Zico vì đóng góp cho sự phát triển của bóng đá và hình ảnh đất nước này.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Theo mình người này thật sự là huyền thoại tuyệt vời nhất của bóng đá brazil

    GARRINCHA


    Bà mụ là người đầu tiên phát hiện ra dị tật của cậu bé mà bà vừa mới giúp ra đời: chân trái của nó cong vòng ra bên ngoài, trong khi chân phải ngắn hơn lại cong vào phía trong giống như hình chữ C. Cứ như là có một cơn gió quái ác đã thổi bạt hai chân thằng bé về một phía rồi sau đó không để nó quay trở lại vị trí cũ được nữa. Nếu như sau này nó có đi lại được như một đứa trẻ bình thường thì cũng đã là một phép lạ rồi.


    Hôm ấy là ngày 28/10/1933 tại Pau Grande, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Rio de Janeiro của Brazil khoảng 45 dặm. Bà mụ hoàn toàn không thể biết rằng mình vừa mới đỡ cho ra đời một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của bóng đá thế giới, người có tên là Manuel Francisco dos Santos. Thế nhưng thế giới sẽ chỉ biết đến cậu bé dị dạng này dưới cái tên Garrincha - Con chim nhỏ - một loài chim có bộ lông màu vàng sẫm điểm những sọc đen, riêng mào và đuôi có màu đỏ, hót cực hay. "Con chim nhỏ" Garrincha rồi đây cũng sẽ cất những tiếng hót tuyệt hay trên các sân cỏ thế giới.


    Khi đã 20 tuổi, Garrincha rời đội bóng tỉnh lẻ Teresopolis để tới thử việc ở Botafogo, một trong những câu lạc bộ lớn nhất của Brazil lúc bấy giờ. Huấn luyện viên của Botafogo chia đôi đội hình đá tập, cho chàng trai rụt rè chân thấp chân cao - khi ấy vẫn còn được mọi người gọi là Mane - chơi thử ở vị trí cánh phải rồi ra lệnh cho hậu vệ lừng danh bên cánh trái của đội tuyển Brazil lúc bấy giờ là Nilton Santos "bắt chết" đối thủ. Điều đó chẳng khác gì như một mệnh lệnh "khai tử" chàng trai rụt rè đến từ tỉnh lẻ. Không chỉ có Nilton Santos mà tất cả mọi người trên sân tập lúc ấy đều nghĩ rằng đây là buổi tập đầu tiên nhưng cũng là buổi cuối cùng của chàng trai này ở câu lạc bộ. Khi Mane có bóng, Santos bình thản tiến lại, tin chắc rằng mình sẽ đoạt được bóng một cách dễ dàng. Thế nhưng bằng một động tác bất ngờ đến khó tin, Mane đẩy bóng qua háng Santos và khi hậu vệ này quay lại để đuổi theo thì mất thăng bằng ngã chổng cả chân lên trời... Cầu thủ vĩ đại của Brazil đã ra mắt lần đầu một cách ấn tượng như thế và không phải ai khác mà chính Nilton Santos là người yêu cầu ban lãnh đạo câu lạc bộ Botafogo ký ngay hợp đồng với chàng trai kỳ dị này.
    Đó là ngày khởi đầu sự nghiệp của một số phận kỳ lạ trong làng bóng đá thế giới.


    Nilton Santos cũng như các hậu vệ khác của đội tuyển Brazil phải lấy làm may mắn bởi vì họ cùng ở chiến tuyến với Garrincha chứ không phải là đối thủ của anh. Không biết có phải do bị dị tật ở chân khiến cho Garrincha có được những động tác kỳ lạ hay không, nhưng quả thật tài nghệ lừa bóng của Garrincha là không tiền khoáng hậu, không ai có thể lặp lại hoặc bắt chước nổi. Khi di chuyển, do chân phải ngắn hơn chân trái - vào lúc Garrincha trưởng thành ngắn hơn đến 6 cm - nên Garrincha phải dùng một chân làm trụ để lê chân kia theo như người bị thọt. Nhưng nếu chỉ nhìn cái vẻ ngoài Garrincha như thế mà coi thường thì sẽ phải trả giá đắt. Đôi chân của Garrincha nhanh như ánh đèn flash và bằng lối đá được mô tả là "uyển chuyển như cánh bướm nhưng chích đau như nọc ong", Garrincha có khả năng biến mỗi trận đấu có mình tham gia thành một vở diễn đầy kịch tính, tràn đầy niềm vui. Nhưng riêng đối với những cầu thủ được giao nhiệm vụ kèm Garrincha thì đó quả là địa ngục. Rất nhiều đối thủ đã lâm vào tình trạng dở khóc dở cười khi bị Garrincha "xỏ lỗ kim" hoặc đi bóng qua người làm cho mất chân trụ ngã sóng xoài trước con mắt của hàng ngàn khán giả. Garrincha biết cách biến những khiếm khuyết mà số phận trớ trêu đã bắt anh phải chịu đựng thành những ưu thế đặc biệt, sử dụng chúng vào tài nghệ lừa bóng để trêu ngươi lại số phận!

    Jean Phillipe Retthacker, một chuyên gia về bóng đá đã mô tả nghệ thuật lừa bóng của Garrincha: "Garrincha có thói quen giữ bóng lại một chỗ, thân trên của anh đong đưa như thể đang thôi miên cầu thủ đối phương. Chân phải của Garrincha cũng luôn lúc lắc trên không để thu hút sự chú ý của đối thủ. Khi đối thủ lao vào cướp bóng thì phép lạ xảy ra. Nhờ cấu trúc rất đặc biệt của chân trái, Garrincha xoay người rất nhanh, sử dụng má ngoài chân phải chạm bóng, nhẹ nhàng gạt qua một bên rồi sau đó là một chuỗi các động tác kỹ thuật biến ảo khôn lường...".


    Garrincha có tài thoát ra khỏi số đông các cầu thủ đeo bám mình một cách dễ dàng, trong không gian rất hẹp, nói một cách ví von là "chỉ bằng một chiếc khăn mùi xoa". Rất nhiều cầu thủ đối phương đã phải ngậm đắng nuốt cay khi thấy trái bóng lướt qua ngay bên mình mà không làm gì được, vì dường như ở Garrincha có cái linh cảm đặc biệt bén nhạy để xác định đâu là chân trụ của đối phương.

    Tài nghệ lừa bóng tuyệt luân của Garrincha đã dẫn tới những câu chuyện huyền thoại nửa hư nửa thực, chẳng hạn như chuyện trong một trận đấu giữa đội của Garrincha với đội Costa Rica, Garrincha đã lừa bóng qua toàn bộ các cầu thủ đối phương, nhưng khi đối mặt với thủ môn, anh không sút mà dẫn bóng... quay ra, lại tiếp tục lừa bóng qua toàn bộ các cầu thủ đối phương một lần nữa rồi mới sút bóng vào lưới. Lý do là vì Garrincha muốn đưa bóng... qua háng thủ môn, mà anh chàng thủ môn này lại cương quyết khép chân lại...

    Hậu vệ Nilton Santos, người đã đề nghị câu lạc bộ Botafogo ký hợp đồng với Garrincha và sau này là một bạn đồng đội thân thiết với Garrincha đã nhận xét rằng "chỉ riêng một mình Garrincha đã là một trận đấu trong trận đấu. Anh ấy luôn làm cho người ta hứng khởi như khi được xem một vở diễn".

    Nhưng cũng chính phong cách chơi tài tử, ham rê dắt của Garrincha đã suýt chút nữa làm hại sự nghiệp của anh. Khi chuẩn bị nhân sự cho chiến dịch chinh phục World Cup năm 1958 tổ chức ở Thụy Điển, huấn luyện viên khi ấy của Brazil là Vicente Feola - biệt danh "Gã Mập" - đã định loại Garrincha ra khỏi đội hình. Chỉ nhờ có sự năn nỉ hết nước hết cái của các đồng đội trong đội tuyển mà ông Feola mới đồng ý cho Garrincha đi theo, ở vị trí dự bị, cùng với Pele, khi ấy mới hơn 17 tuổi.
    Trận đầu gặp Áo, huấn luyện viên Feola không dám mạo hiểm tung cầu thủ dự bị của mình vào trận. Nhưng rồi chấn thương của Joela cùng với sự sa sút phong độ của Didi đã buộc ông Feola không có lựa chọn nào khác là tung Garrincha vào trận đấu thứ hai, gặp Anh, hòa 0-0, rồi sau đó tung cả Garrincha và Pele vào trận Brazil gặp đội tuyển Liên Xô của Lev Yashin, lần đầu tham dự World Cup và vừa mới vô địch Olympic 2 năm trước đó. Khán giả Thụy Điển đã bàng hoàng chứng kiến sự ra đời của hai ngôi sao lớn, đặc biệt là cầu thủ chạy cánh phải nhỏ con có đôi chân kỳ dị. Hậu vệ cánh trái của đội tuyển Liên Xô là Kuznetsov (Garrincha không phân biệt được cầu thủ nào của Liên Xô mà gọi tất cả đều là Joao) đã khốn khổ vì đeo bám Garrincha không nổi. Người ta kể lại không biết bao nhiêu lần giai thoại về phong cách thi đấu lạ lùng của Garrincha trong trận đấu này. Sau khi lừa bóng qua và khiến một cầu thủ đối phương ngã bệt trên sân cỏ, Garrincha dừng bóng lại, một chân đặt trên trái bóng, lưng vẫn quay về phía cầu thủ bị ngã nhưng đưa tay ra đằng sau kéo đối thủ lên rồi mới tiếp tục rê bóng!



    Khi đã ngoài 40 tuổi, Garrincha vẫn chấp nhận chạy đuổi theo quả bóng trong câu lạc bộ mang tên Những nhà triệu phú, gồm những cầu thủ quá lứa lỡ thời đi thi đấu biểu diễn ở các tỉnh lẻ của Brazil. Thiên tài bóng đá Brazil giờ đây thi đấu không phải vì niềm đam mê trái bóng tròn mà đơn giản chỉ vì mưu sinh. Cho tới tận dịp Giáng sinh năm 1982, Garrincha vẫn còn xỏ giày ra sân...

    Ba tuần sau đó, người ta đưa Garrincha vào một bệnh viện từ thiện ở thủ đô Rio de Janeiro, trong tình trạng bị ngộ độc rượu. Mọi sự cấp cứu đều vô hiệu. Ngày 20/1/1983, cầu thủ chạy cánh phải vĩ đại nhất của Brazil, người có tên trong mọi danh sách cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20, qua đời ở tuổi 50. Trước khi chôn cất, người ta không tìm thấy trong túi áo của Garrincha một đồng nào, chỉ có duy nhất một chiếc vé xổ số. Một quái kiệt sân cỏ có số phận kỳ lạ đã đi vào cõi hư vô với giấc mơ trở thành triệu phú mãi mãi không thành.

    Trên bia mộ của Garrincha, Didi, một đồng đội lừng lẫy của Garrincha đã cho khắc dòng chữ: "Garrincha đối với bóng đá cũng như Picasso trong hội họa!". Một lời đánh giá chân thành, đúng đắn và cảm động đối với một thiên tài bị lãng quên...

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    theo mình thì đội hình brazil vĩ đại thế kỉ 21 sau thời romario , garincha, pele là ronaldo , rivaldo

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    5
    Thấy Zico là ngon. Pele thì hâm hâm hay đưa ra dự đoán củ chuối.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    12
    Đã có Zico thì không thể nào thiếu Socrates và Falcao được

    Socrates - Nhà hiền triết của samba sân cỏ

    Hai kỳ World Cup đáng nhớ

    Lịch sử bóng đá Brazil có Pele là vua bóng đá và cả Pele trắng là Zico. Zico từng nói về Socrates: “Đó là một cầu thủ mà tôi luôn ngưỡng mộ. Socrates là mẫu cầu thủ điển hình mà tất cả dân quần đùi áo số Brazil đều nên noi theo. Tôi rất tiếc vì nếu tuyển Brazil do Socrates làm thủ quân đoạt được chức VĐ World Cup 1982, có lẽ bây giờ bóng đá Brazil đã đi theo một con đường khác, đó là con đường của bóng đá nghệ thuật - nơi các nghệ sĩ sân cỏ tìm niềm vui qua trái bóng và những trận đấu đẹp”.

    Zico lớn hơn Socrates Brasileiro Sampaio de Souza Vieira de Oliveria (thường được gọi là Socrates) 1 tuổi, vào đội tuyển sớm hơn Socrates nhưng từ giã ĐTQG lại trễ hơn. Họ là 2 danh thủ cùng thời nhưng Socrates là thủ lĩnh đích thực của Selecao, thể hiện qua chiếc băng thủ quân ĐTQG ở 2 *** World Cup 1982 và 1986. Pele nói rằng Socrates là cầu thủ Brazil đáng xem nhất tại Espana 1982.

    Ở kỳ World Cup ấy, Brazil có đội hình được sánh ngang với Selecao 1970 (được chọn là đội bóng vĩ đại nhất mọi thời đại) cho dù Brazil 1982 của Socrates không vô địch World Cup. Rất nhiều người hâm mộ xứ sở Samba cho rằng Brazil 1982 là Selecao đáng nhớ nhất kể từ sau Selecao 1970 (tất nhiên trên cả Selecao vô địch World Cup 1994 và 2002). Lý do rất đơn giản: Selecao 1994 và 2002 chơi quá thiên về phòng ngự chứ không thi đấu khoáng đạt, đẹp mắt như Selecao 1982 (hoặc 1986) do Socrates làm thủ quân.

    Trong một cuốn sách nổi tiếng về bóng đá Brazil, tác giả Alex Bellos đã viết: “Socrates là cầu thủ Brazil mà tôi nhớ nhất tại 2 kỳ World Cup 1982 và 1986. Socrates là cầu thủ rất đặc biệt dựa theo cách chơi bóng. Anh ấy ung dung, khoan thai, xem bóng đá như thú tiêu khiển chứ không phải nghề kiếm sống hoặc trò sinh tử. Socrates có thể “biến mất” trong hầu hết thời gian của trận đấu rồi bất chợt xuất hiện, định đoạt số phận trận đấu chỉ bằng một cú chạm bóng thiên tài”.

    Khi đến Brazil tìm tư liệu cho cuốn sách của mình, Bellos đã tìm gặp bằng được Socrates vì “đó là cầu thủ mà tôi muốn gặp nhất”. Bellos thậm chí đã nhờ Socrates viết phần dẫn nhập (preface) cho quyển sách vào hàng best-seller của mình. Sự trân trọng của Bellos đối với Socrates còn được thể hiện qua một chương được dùng làm phần kết cho cuốn sách kể trên. Xem lại những tư liệu về hình ảnh của Socrates, Bellos bị hút hồn bởi calcanhar (theo ngôn ngữ Brazil là cú đánh gót). Đây là tuyệt chiêu của Socrates. Chính Pele phải thừa nhận: “Socrates làm cú calcanhar tuyệt hơn bất kỳ ai! Socrates xử lý bóng mà không cần quan sát còn giỏi hơn hầu hết cầu thủ bóng đá khác xử lý bóng có quan sát!”.

    Cùng với Zico và Falcao, Socrates tạo nên hàng tiền vệ vào loại mạnh nhất trong lịch sử bóng đá tại World Cup 1982. Ở giải này, Socrates trình làng giới mộ điệu bóng đá thế giới ngay ở trận đầu tiên của Brazil (gặp Liên Xô). Khi đội nhà bị dẫn 0-1, Socrates có bóng ở phần sân bên trái, đi bóng vào trung lộ, vượt qua 2 cầu thủ truy cản trước khi tung cú sút sấm sét từ xa làm tung nóc lưới khung thành của Rinat Dassaev lừng danh. Brazil thắng trận này 2-1. Bàn thắng của Socrates lý giải hùng hồn việc bóng đá Brazil luôn được ngưỡng mộ trên toàn thế giới qua mọi thời đại.

    Brazil được xem là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch ở giải này không chỉ bằng lối chơi quyến rũ, hiệu quả mà còn nhờ những cá nhân thiên tài như Socrates. Mỗi lần Socrates xuất hiện trên sân là khán giả lại có dịp thưởng thức những pha bóng có một không hai của ông. Đến trận đấu kinh điển Brazil – Ý ở giai đoạn 2, Socrates lại ghi 1 bàn thắng để đời khác. Từ pha phát động tấn công nhanh xuất phát bằng cú ném biên bên cánh phải, Socrates âm thầm đột phá vào vùng cấm địa, vượt qua 3 cầu thủ đối phương rồi hạ Dino Zoff ở góc cực hẹp.

    Brazil chỉ cần hòa là vào chung kết World Cup nhưng đã thua Ý 2-3, chính xác là thua một mình Paolo Rossi với cú hat-trick siêu đẳng. Đó là kỷ niệm không thể nào quên của Socrates. Từ đó đến nay, ông chỉ xem lại trận đấu ấy đúng một lần. Không phải Socrates không dám đối diện với “thảm kịch” năm xưa. Đối với ông, một trận bóng đá rốt cuộc cũng chỉ là một trận bóng đá, một buổi trình diễn lớn mà mọi người cảm thấy hài lòng là đủ. Socrates là một trong những diễn viên chính trong buổi trình diễn lớn ấy, tuy có chút buồn nhưng ông không quá thất vọng: “Tôi đã đi nhiều nơi và bất kỳ ở đâu người ta cũng nói về Brazil 1982 thay vì đội Ý vô địch kỳ World Cup ấy. Selecao 1982 được xem là đội bóng đúng nghĩa sau cùng trong bóng đá hiện đại. Tôi thật sự hài lòng về nhận xét ấy!”.

    Sau thất bại ở World Cup 1982, Brazil do Socrates làm thủ quân hành quân đến Mexico với mong muốn chinh phục chức VĐTG đã “bị đánh mất” trước đó 4 năm. Brazil của Socrates lại cống hiến một trận đấu kinh điển khác cho lịch sử bóng đá thế giới. Ở vòng tứ kết, Brazil gặp Pháp, dẫn trước 1-0 song bị gỡ 1-1. Selecao được hưởng một quả phạt đền. Thông thường Socrates là người thực hiện, song lần ấy ông nhường lại cho Zico. Pele trắng sút hỏng, trận đấu hòa 1-1 sau 120 phút. Đến loạt sút luân lưu, đến lượt Socrates bị Joey Bats chinh phục.

    Brazil lại thua trong tức tưởi, nước mắt lại tuôn rơi trên khóe mắt của hàng triệu triệu CĐV Brazil. Thậm chí có người đã nhảy lầu tự vẫn vì không chịu nổi cú sốc này. Với riêng Socrates, ĐTQG thế là quá đủ rồi. Ông chấm dứt khoác áo Selecao với 65 lần được tuyển, ghi 25 bàn trong 7 năm phục vụ quốc gia. Như thế cũng đủ để Pele điền tên Socrates vào danh sách 100 cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại trong cuộc bầu chọn của FIFA năm 2004.


    Chơi bóng bằng khối óc siêu tuyệt

    Socrates từ giã ĐTQG không ồn ào như cách ông thường thể hiện khi đến với bóng đá. Socrates không muốn nổi bật trước đám đông nhưng ngoại hình của ông luôn gây chú ý. Cao 1m92, khá ốm, đôi chân nhỏ hơn hẳn so với thân hình, hàng râu quai nón rậm, mái đầu xoăn tít, đôi mắt đen với cái nhìn sâu thẳm dễ khiến người khác bối rối, Socrates không giống một nhà thể thao mà giống một nhà hiền triết hơn. Kỳ thực, Socrates được đặt theo tên nhà hiền triết cổ đại Hy Lạp Socrates (một trong những người sáng lập nền triết học phương Tây).

    Trong một nền bóng đá mà hầu hết cầu thủ nổi tiếng đều được gọi theo biệt danh, Socrates lại chẳng cần biệt danh mà dùng ngay tên thật vì bản thân cái tên đó đã là một biệt danh đặc tả đầy đủ tính cách của con người – cầu thủ Socrates. Ngay từ thuở mới khoác áo Botafogo (CLB đầu đời của Socrates, đây là CLB địa phương tại Sao Paulo chứ không phải Botafogo nổi tiếng của bang Rio de Janeiro) vào năm 1974, “nhà hiền triết của bóng đá Brazil” đã tỏ ra khác người.

    Ngay lúc còn trẻ, Socrates đã… lười chạy, vì thật ra ông không thể chạy nhiều. Socrates nghiện rượu và thuốc lá nên lấy đâu ra thể lực sung mãn như nhiều ngôi sao Brazil khác. “Nhưng Socrates đích thị là thiên tài”, Wladimir – đồng đội cũ của “nhà hiền triết” tại CLB Corinthians, đã nói như vậy.

    Socrates có lẽ là cầu thủ duy nhất luôn… hút thuốc ở những phút giải lao sau hiệp 1 của trận đấu mà không bị HLV nhắc nhở hoặc cấm đoán. Ở Corinthians Socrates luôn giữ thói quen này, ở Selecao ông biết tiết chế hơn. Socrates nói về chuyện này theo phong thái của một triết gia: “Tôi biết hút thuốc có hại nhưng biết làm sao được, đó là cách sống và lối suy nghĩ của tôi. Có những điều thật khó giải thích nhưng vẫn có thể hiểu được”.

    Socrates lấy sự thông minh và một kho tàng những kỹ năng điều khiển quả bóng bù đắp cho khiếm khuyết về mặt thể lực và sức bền. Ông ít chạy nhưng luôn tham gia vào trận đấu theo cách riêng của mình: quan sát nhanh, chuyền bóng chuẩn xác, điều khiển lối chơi của đội bóng và hành động của đồng đội qua ánh mắt và cử chỉ của mình. Nhìn Socrates, các tuyển thủ Brazil khác hiểu ông muốn gì. Họ luôn cảm nhận sự hiện diện của Socrates cho dù ông không cần chạm bóng hoặc xuất hiện ở những điểm nóng của trận đấu.

    Socrates hiếm khi biểu lộ cảm xúc thái quá trên sân ngay cả khi ghi bàn quan trọng. Ông không ăn mừng bàn thắng theo kiểu Brazil (chẳng hạn Falcao chạy vòng vòng quanh sân, mắt sáng rực, hai tay dang rộng như ôm cả thế giới vào lòng) mà chỉ nắm chặt hai tay, giơ lên cao, thế thôi! Khi một nhà báo tò mò hỏi về cách ăn mừng bàn thắng kiểu phản-Brazil của Socrates, ông trả lời ngắn gọn: “Tôi không muốn giải thích nhiều!”.

    Socrates là như vậy. Ông không thích nói thì đố ai bắt ông nói. Socrates không thích làm thì không ai có thể ép buộc ông làm theo ý họ. Ngược lại, một khi Socrates đã hành động thì không ai ngăn được. Có lần Socrates bất ngờ quyết định tổ chức một buổi tiệc cho các đồng đội tại Corinthians ngay trước một trận chung kết. Rất nhiều cầu thủ ngạc nhiên vì lẽ ra đấy là thời điểm họ cần nghỉ ngơi, dưỡng sức chuẩn bị cho trận đánh lớn. Rốt cuộc tất cả cùng dự tiệc và Corinthians vẫn chiến thắng. Thế là Socrates tự thưởng cho mình loại bia hảo hạng của Ribeirao Preto – thành phố quê hương và là một trong những thành phố giàu có, phồn vinh nhất tại bang Sao Paulo.

    Socrates ký hợp đồng đầu đời với Botafogo thuộc Ribeirao Preto. Ở năm thứ 4 chơi cho CLB này, Socrates đoạt giải Vua phá lưới bang Sao Paulo. Lẽ đương nhiên Botafogo không thể giữ chân Socrates. Trong 4 đội bóng lớn của bang Sao Paulo, Socrates chọn Corinthians, CLB có lực lượng CĐV đa phần là dân lao động tại Brazil. Đó là sự lựa chọn khôn ngoan dù lẽ ra Socrates có thể khoác áo Santos (đội bóng ông hâm mộ từ thuở nhỏ).

    Socrates nhanh chóng trở thành linh hồn của Corinthians. Ông giúp Corinthians đoạt 3 chức vô địch bang Sao Paulo và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất qua mọi thời đại của CLB này, hơn cả Rivelino. Nếu như Rivelino chỉ được biết đến qua tài năng bóng đá thì Socrates còn có nhiều điều đáng nói khác bên ngoài sân cỏ. Ông là cầu thủ hiếm hoi vừa đá bóng vừa đi học ngành dược. Ông đã có bằng y của trường Faculdade de Medicina de Ribeirao Preto và hiện giảng dạy môn y học thể thao tại quê nhà Ribeirao Preto.

    Khi không đi học, Socrates đá bóng và ngược lại. Cả 2 công việc này ảnh hưởng lẫn nhau. Do bận chuyện đèn sách nên Socrates không thể tập luyện nhiều như các cầu thủ khác. Tuy nhiên, ông vẫn có cách giải quyết: phong cách chơi bóng của Socrates không giống các nhà thể thao, tức không phải lúc nào cũng hùng hục bung hết sức. Socrates cần dự trữ năng lượng cho chuyện học hành nên cần sáng tạo hơn trong lối chơi: “Ban đầu, tôi rất thiếu kiên nhẫn nhưng những khó khăn không làm tôi nản chí mà trái lại kích thích tôi quyết tâm thành công trong sự nghiệp bóng đá. Tôi luôn tìm tòi cách chơi bóng không phải chạy nhiều mà vẫn hiệu quả. Lối chơi của tôi dựa vào nhu cầu của đội bóng về mặt đầu óc hơn là về chân tay!”.

    Socrates là bác sĩ đá bóng nên được tặng biệt danh O Doutor (The Doctor - bác sĩ). Ông đã mở rất nhiều trường dạy y học thể thao tại Ribeirao Preto. Đối với Socrates, cuộc sống ngoài bóng đá cũng thú vị chẳng kém, thậm chí hơn cả cuộc sống bóng đá. Socrates đích thị là cầu thủ có học thức cao hiếm hoi của bóng đá Brazil và thế giới qua một biệt danh khác là nhà hiền triết. Ít người biết Socrates có bằng tiến sĩ tâm lý!

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Huyền thoại bóng đá Paulo Roberto Falcao


    -Tên đầy đủaulo Roberto Falcao

    -Ngày sinh:16 - 10 - 1953 tại Xanxere, Santa Catarina, Braxin

    -Vị trí thi đấu:Tiền vệ

    -Đội tuyển quốc gia: 37 lần, 9 bàn thắng. Tham gia 2 kỳ World Cup 82, 86.

    -Các câu lạc bộ thi đấu:Internacional de Porto Alegre (1973 - 1980), vô địch quốc gia năm 1975, 1976, 1979; chung kết Cup Libertadores năm 1980. AS Roma (1980 - 1985), vô địch Italia năm 1983, Cup QG Italia năm 1981 và 1984, chung kết cúp C1 năm 1984. FC Sao Paulo (1985 - 1988).

    Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất Calcio năm 1981,1982. Quả bóng Đồng Châu Âu năm 1982 .

    Anh chẳng phải là một tiền vệ phòng thủ, dù anh có hai buồng phổi bằng thép giúp anh đủ sức chạy từ đầu này đến đầu kia suốt 90 phút, nhất là có thể tăng tốc độ ở bất kỳ thời điểm nào; anh cũng chẵng phải là một tiền vệ tấn công, mặc dù những đường chuyền bóng của anh chính xác đến từng milimet và kỹ thuật cá nhân siêu việt; cũng không phải là một tiền đạo dù anh luôn ghi được rất nhiều bàn thắng bằng cái chân kỳ diệu của mình. Anh là một chút của tất cả. Và nhất là một sức thu hút cũng ma lực như địa vị của anh, khiến anh mặc nhiên được xem như người lãnh đạo của những đội bóng anh tham gia, trước hết là AS Roma, CLB mà anh góp phần đưa nó trở thành một trong những CLB xuất sắc nhất châu Âu trong suốt 4 năm.

    Câu chuyện bắt đầu một thành phố nhỏ của tỉnh Santa Cataria. Bằng một cuộc chuyển nhượng đầu tiên ngay từ năm 15 tuổi đến Porto Alerge, thủ phủ của Rio Grande do Sul (Nam Braxin), trung tâm của một trong những vùng giàu có nhất nước này - được mệnh danh là Texas của Braxin! Thời thơ ấu của Falcao rất cơ cực. Bố anh là một tài xế đường dài và Paolo thường theo bố rong ruổi khắp nước."Một tuổi thơ khó khăn ư? Không, chỉ là không dễ dàng thôi... Nhưng chính tuổi thơ đã cho phép tôi đạt được sự thành công về sau" anh nói.

    Năm 1964, Falcao lên 11 tuổi. Và một vóc dáng cao nhưng ốm nên không được các đội bóng trẻ của Gremio chú ý. Thế là Paolo tìn đến Internacional, đội bóng cạnh tranh,"kẻ thù truyền kiếp". Anh được nhận vào trường bóng đá do Goffre Fuchal điều hành, ông này nhanh chóng cảm nhận được tài năng to lớn của cậu bé. Cho đến năm 1973, Falcao hưởng đủ mùi vị chiến thắng của các đội hình trẻ của CLB và với các đội tuyển quốc gia trẻ. Năm 1972, anh tham gia Olympic Munich và tỏa sáng. Sau thế vận hội, anh lại tỏa sáng một lần nữa qua việc ghi 4 bàn thắng trong trận giao hữu giữa các cầu thủ nghiệp dư của Brazil với CLB Hamburg của Đức. Một tờ báo Đức chạy hàng tít lớn:Đó là một Beckenbauer mới!

    Năm 1973, anh đứng vào hàng ngũ những đội hình lớn, đội hình chuyên nghiệp. Dĩ nhiên là dưới màu áo CLB Internacional. Tuy nhiên, trong thời gian đó, Gremio - CLB của những người giàu có - có ý chiêu dụ anh. Hoàn toàn uổng công. Falcao ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với 10.000 cruzeiro (tương đương 1.000 quan Pháp) và lương hàng tháng là 160 quan Pháp. Từ đó, anh thành công với CLB và có những bước đi đầu tiên trong đội tuyển quốc gia.



    Trong 7 mùa bóng với Internacional, Falcao thi đấu tổng cộng 157 trận ghi 21 bàn thắng, ba lần đoạt Taca de Ouro - danh hiệu vô địch Braxin - trong lúc danh tiếng của họ cho đến lúc đó còn rất bình thường. Một cái tát thật sự đối với CLB lớn của Rio hay của Sao Paulo. Một cái tát mang chữ ký của Falcao. Nhân vật mà ngay từ đầu đã được giao vai trò lãnh đạo đội bóng. Thời kỳ đó, sau một trong hai khung thành thường xuyên xuất hiện tấm băng rônaolo xứng đáng được chỉ định là Chủ tịch suốt đời.Và báo chí Brazil nhanh chóng gọi các cầu thủ trẻ khác của đội bóng mà Paolo là bộ óc là "Những đứa trẻ Falcao".

    Nhưng trong đội tuyển quốc gia, mọi việc lại khác.Lần bị hẫng thứ nhất: không được tham gia World Cup 1974. "Quá mềm yếu, ẻo lả"... Rồi đến cuối năm 1975, anh được chọn vào đội tuyển quốc gia, nhưng lại từ chối tham gia World Cup 1978. Do quan hệ rất căng thẳng với HLV Claudio Coutinho, ông này buộc Braxin chơi ngược với bản chất: Phòng thủ...

    Cuối cùng Coutinho bị thay thế bởi Tele Santana, cựu HLV của Gremio, vào năm 1980. Falcao cười và kể lại: "Ngay từ trận đầu tiên, ông ấy không chỉ chọn tôi vào đội hình chính thức, mà còn giao cả băng đội trưởng cho tôi". Thế là cuối cùng anh đã được thừa nhận! Falcao trở thành một trong những cầu thủ dẫn dắt trận đấu hay nhất của đội tuyển Braxin vào thời điểm đấy, bên cạnh Socrates và Zico.


    Tháng 2 - 1980, biên giới Calcio Ý mở ra. Falcao ký hợp đồng với AS Roma. Ngày 6 - 8 - 1980, anh từ biệt khán giả Porto Alegre sau trận chung kết lượt đi Copa Libertadores để lên đường sang Ý. Một thánh thức hơi ngông cuồng bởi Roma lúc đó là đội bóng đang trong thời kỳ "xây dựng", không có danh hiệu từ 1942. Với Falcao trên sân cỏ và Nils Liedholm (Thụy Điển) trên băng nghế HLV, thì đó là công việc của 3 năm.Lúc đó Falcao là ''il condottiero'' (người lãnh đạo), "I' uomosquadra'' (người của đội bóng), hay còn hơn thế nữa, "vị vua thứ 8 của Roma". Với sự hỗ trợ của các tuyển thủ Ý như Bruno Conti và Graziani, Falcao như ''hổ chắp thêm cánh''. Hai năm liên tiếp anh được bầu chọn là cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất Calcio và góp công lớn vào chiếc Scudetto sau 41 năm chờ đợi của AS Roma. Anh còn cùng AS Roma tiến vào trận chung kết C1 mùa bóng 1983-1984 nhưng đã thất bại trước Liverpool sau những loạt đá luân lưu. Trong 5 năm thi đấu cho AS Roma, Falcao cũng ghi được 22 bàn thắng sau 107 trận .

    Cuối cùng anh chỉ thiếu một sự đăng quang xứng đáng với tài năng của anh dưới màu áo đội tuyển quốc gia tại Espana 1982, do Braxin bị vấp ngã trước Ý. "Họ thi đấu hoàn hảo, và chúng tôi chỉ biết ôm nỗi tiếc nuối suốt đời mình". Một trận đấu khó tin. Ý ba lần giành ưu thế. 3 bàn của Paulo Rossi, Braxin quân bình tỷ số 2 lần. Nhưng kết quả cuối cùng vẫn là 3 - 2 nghiêng về Ý. Braxin, đội bóng chơi đẹp nhất của giải bị loại.

    Thế hệ đó sẽ không bao giờ nắm lại được cái cơ hội đã vuột khỏi tay họ, kể cả năm 1986, khi Falcao bị chấn thương nặng ngay từ đầu mùa bóng 1984 - 1985, chỉ có mặt như là một sự hỗ trợ về mặt tinh thần, trong khi anh kết thúc sự nghiệp ở Sao Paulo.

    Sau khi giải nghệ, Falcao cũng từng làm huấn luyện viên đội tuyển Braxin giai đoạn 1990-1991. Hiện giờ ông đang là bình luận viên cho một kênh truyền hình Braxin

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi hikayu13
    theo mình thì đội hình brazil vĩ đại thế kỉ 21 sau thời romario , garincha, pele là ronaldo , rivaldo
    Brazil mạnh và đẹp nhất ở thời Espana 1982 với bộ ba ngự lâm quân.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ROMARIO legend of legend

    Thông tin cá nhân
    Tên đầy đủ Romário de Souza Faria
    Ngày sinh 29 tháng 1, 1966
    Nơi sinh Rio de Janeiro, Brazil
    Chiều cao 1,68 m
    Vị trí Tiền đạo
    Thông tin về CLB
    CLB hiện nay Vasco da Gama
    CLB trẻ
    1979-1980
    1981-1985 Olaria
    Vasco da Gama
    CLB chuyên nghiệp1
    Năm CLB Số trận
    (bàn thắng)*
    1985-1988
    1988-1993
    1993-1995
    1995-1996
    1996
    1996-1997
    1997
    1998-1999
    1999-2002
    2002-2003
    2003
    2003-2004
    2005-2006
    2006
    2006
    2007 Vasco da Gama
    PSV Eindhoven
    FC Barcelona
    Flamengo
    Valencia CF
    Flamengo
    Valencia CF
    Flamengo
    Vasco da Gama
    Fluminense
    Al Sadd SC
    Fluminense
    Vasco da Gama
    Miami FC
    Adelaide United
    Vasco da Gama 47 (17)
    109 (98)
    46 (34)
    16 (8)
    5 (4)
    7 (3)
    6 (1)
    39 (26)
    46 (41)
    26 (16)
    3 (0)
    34 (18)
    32 (24)
    25 (19)
    4 (1)
    3 (3)
    Đội tuyển quốc gia2
    1987-2005 Cờ của Brasil Brasil 85 (71)[1]

    1 Chỉ tính số trận và số bàn thắng
    được ghi ở giải Vô địch quốc gia và
    cập nhật ngày June 4, 2007[2][3].
    2 Thống kê về thành tích tại ĐTQG
    được cập nhật ngày 2005.
    * Số trận khoác áo (Số bàn thắng)

    Romário de Souza Faria hay Romário (sinh 29 tháng 1, 1966), là một cầu thủ bóng đá người Brazil. Anh đã giúp Đội Brazil chiến thắng, giành ngôi Vô địch thế giới World Cup năm 1994 và là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất trên thế giới từ năm 1990. Anh cũng gặt hái nhiều thành công với các câu lạc bộ bóng đá Châu Âu như PSV Eindhoven và FC Barcelona, hay Câu lạc bộ bóng đá Vasco da Gama ở Brazil.

    Anh là cầu thủ ghi bàn cao thứ 3 trong lịch sử đội bóng đá Brazil, cũng là người ghi bàn nhiều thứ hai trong mọi thời đại ở Campeonato Brasileiro Série A. Anh được chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 1994 của FIFA và có trong danh sách những ngôi sao lớn nhất trong lịch sử của FIFA.[4]

    Romário có tên trong danh sách 125 cầu thủ xuất sắc nhất còn sống của FIFA. Danh sách này là một phần của kỷ niệm 100 năm của FIFA, tổ chức vào tháng 3 năm 2004. Anh là cầu thủ thứ 2 sau Pelé đạt mốc 1000 bàn thắng.



    Thống kê các bàn thắng
    Đội Số bàn thắng Số trận Trung bình
    Cờ của Brasil Vasco da Gama 326 410 0.79
    Flag of the Netherlands PSV Eindhoven 163 165 0.98
    Cờ của Tây Ban Nha FC Barcelona 53 84 0.63
    Cờ của Brasil Flamengo 204 240 0.85
    Cờ của Tây Ban Nha Valencia CF 14 21 0.67
    Cờ của Brasil Fluminense 48 77 0.62
    Cờ của Qatar Al Sadd SC 0 3 0
    Flag of the United States Miami FC 22 29 0.76
    Cờ của Úc Adelaide United 1 4 0.25
    Cờ của Brasil Đội tuyển Brasil 56 74 0.76
    Cờ của Brasil Đội Olympic Brasil 15 11 1.36
    Những năm tuổi trẻ 77 127 0.61
    Những bàn thắng khác 21 13 1.61
    Tổng cộng 1002 1256 0.79
    [sửa] Thành tích

    Vô địch giải bóng đá U 20 Nam Mỹ: 1985
    Vua phá lưới giải Rio state: 1986, 1987, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000
    Vua phá lưới Olympic: 1988
    Vua phá lưới giải bóng đá Hà Lan: 1989, 1990, 1991, 1992
    Vua phá lưới cúp bóng đá Hà lan: 1989, 1990
    Vua phá lưới giải bóng đá Brasil: 1990
    Vua phá lưới Champions League: 1990, 1993
    Vua phá lưới giải bóng đá Tây Ban Nha: 1994
    Cần thủ Nam Mỹ chơi hay nhất tại Tây Ban Nha (EFE trophy): 1994
    Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup: 1994
    Vô địch FIFA World Cup 2004
    Bóng Onze: 1994
    Cầu thủ trong năm của FIFA: 1994
    Vua phá lưới cúp liên lục địa: 1997
    Vua phá lưới cúp bóng đá Brasil: 1998, 1999
    Vua phá lưới tại giải Copa Mercosul: 1999, 2000
    Vua phá lưới tại giải João Havelange: 2000
    Cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết cúp Intercontinental: 2000
    Brazilian Bola de Prata: 2000
    Cầu thủ giỏi nhất năm do báo El Pais bình chọn : 2000
    Vua phá lưới giải vô địch bóng đá Brasil : 2001, 2005
    *Hình như bàn thắng 1000 của romario ko được FIFA ông nhận thì phải. Ai Pro cho mình bik với.
    Nguồn sưu tầm
    P/s: Càng yêu bóng đá thì mình càng yêu Brasil. Ae nào rành về đội hình brasil dự wc 1982 thì post bài với nha . Thân!!!!!

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    FIFA congratulated Romário on his milestone goal[12] but stated he is still officially on 929 goals, as 77 came in youth football, with others being scored in friendly matches.[13]

    In 2008 Romário released a DVD with the best goals of his career totaling 900 goals in the disc.[14]
    chi tiết hơn ở đây http://en.wikipedia.org/wiki/Rom%C3%...housandth_goal và http://www.fifa.com/worldfootball/cl...id=128880.html

 

 
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Các Chủ đề tương tự

  1. Các huyền thoại của bóng đá Pháp
    Bởi nmhquoc trong diễn đàn Ngôi nhà của những huyền thoại
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 06-16-2017, 04:31 PM
  2. Các huyền thoại của bóng đá Ý
    Bởi cake1990 trong diễn đàn Ngôi nhà của những huyền thoại
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 01-08-2017, 08:25 AM
  3. Sự trở của các huyền thoại bóng đá
    Bởi hungtk15122010 trong diễn đàn FM 2011 Download
    Trả lời: 49
    Bài viết cuối: 09-19-2011, 07:01 PM
  4. Các huyền thoại của bóng đá Hà Lan
    Bởi kettrinh trong diễn đàn Ngôi nhà của những huyền thoại
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 02-18-2009, 07:14 PM
  5. Các huyền thoại của bóng đá châu Âu (khác)
    Bởi BichNgoc101 trong diễn đàn Ngôi nhà của những huyền thoại
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-25-2008, 10:02 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 12:35 AM.
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.